Tham khảo và bỏ túi ngay 5 cách giảm căng cơ bắp chân hay nhất
Tham khảo và bỏ túi ngay 5 cách giảm căng cơ bắp chân hay nhất
Căng cơ xuất hiện khi cơ bắp bị căng giãn quá mức, là một hiện tượng phổ biến thường xuất hiện ở những người hay thực hiện hoạt động thể chất với cường độ cao hoặc các vận động viên tham gia các cuộc thi. Bài viết dưới đây giới thiệu 5 cách giảm căng cơ bắp chân mà bạn đọc có thể tham khảo!
Căng cơ bắp chân - Căn bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân
Căng cơ bắp chân kèm theo dấu hiệu gì?
Bắp chân là một nhóm cơ nằm ở phía sau của ống chân. Căng cơ ở bắp chân xuất hiện ở mọi đối tượng, nhưng thường xuyên gặp nhất là ở các vận động viên thể thao. Những dấu hiệu của căng cơ ở bắp chân mà người bệnh có thể dễ dàng nhận ra bao gồm:
- Cảm giác đau âm ỉ, tê ngứa và khó chịu ở bắp chân, có thể lan ra đầu gối, mắt cá chân và cả bàn chân. Đau có thể tăng nặng khi chân vận động nhiều.
- Bắp chân bị bầm tím hoặc sưng tấy, và có thể đột ngột xuất hiện đau ở cẳng chân.
- Bệnh nhân có khó khăn trong việc gập cổ chân hoặc nâng chân lên.
Khi nhận thức được những triệu chứng trên, người bệnh cần chú ý theo dõi để xác định hướng xử trí đúng và kịp thời. Mặc dù căng cơ là một tình trạng phổ biến, nhưng bạn không nên coi thường, vì có những trường hợp căng cơ nặng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng vận động và di chuyển của người bệnh.
Do đó, khi có các dấu hiệu như khó di chuyển, đau ở bắp chân ngay cả khi nghỉ ngơi, sưng ở cẳng chân, mắt cá chân, bàn chân, đau tăng nặng vào ban đêm thì việc thăm khám sớm là quan trọng để bệnh nhân nhận được điều trị kịp thời.
Những dấu hiệu của bệnh căng cơ bắp chân
5 cách giảm căng cơ bắp chân hay nhất
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của căng cơ ở bắp chân mà người bệnh cần sử dụng nhiều cách giảm căng cơ chân khác nhau, bao gồm:
Nghỉ ngơi và thư giãn
Để hỗ trợ quá trình phục hồi của bắp chân và ngăn chặn sự gia tăng của căng cơ, quan trọng nhất là bệnh nhân cần thực hiện việc nghỉ ngơi và chăm sóc cơ thể khi mắc cơn đau. Đặc biệt, việc tạm ngừng các hoạt động tập thể dục và chạy bộ là cực kỳ quan trọng để tránh làm tổn thương cơ bắp chân thêm.
Sử dụng súng massage
Súng massage là một thiết bị chuyên dụng được thiết kế để làm mềm cơ bắp, giảm căng thẳng cơ, hỗ trợ trong việc điều trị đau mỏi cơ và thúc đẩy quá trình phục hồi cơ thể sau tổn thương. Đặc biệt, sản phẩm này đang trở thành một lựa chọn ưa thích đối với người tập gym và những người thường xuyên thực hiện công việc có độ cường độ lớn.
Hiện nay, VISPO có 2 loại súng massage chuyên dụng và phổ biết nhất đó là: súng massage VP-S21 và súng massage VP-S23. Các sản phẩm này có công dụng nổi bật như:
- Thiết kế nhỏ gọn và tiện lợi: Sản phẩm có thiết kế đơn giản và nhỏ gọn, với hộp chống sốc và tay cầm, mang lại sự tiện ích khi di chuyển hoặc sử dụng trong quá trình tập luyện.
- Tính năng hẹn giờ thông minh và an toàn: Súng massage trang bị tính năng hẹn giờ tự động tắt sau 15 phút hoạt động, đảm bảo an toàn cho người dùng, ngăn chặn việc sử dụng quá mức ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể, với dung lượng pin lớn 1800mAh và thời gian sử dụng kéo dài.
- Tích hợp chế độ và đầu massage thuận tiện: Cụ thể súng VP-S23 tích hợp 9 cấp độ cùng 4 đầu massage và súng VP-S21 tích hợp 30 cấp độ cùng 6 đầu massage tiện lợi giúp giảm căng cơ nhanh chóng theo nhu cầu cụ thể của từng đối tượng.
Nếu người dùng có nhu cầu tìm hiểu và mua sản phẩm thì hãy liên hệ qua hotline: 0966 390 189 để được hỗ trợ kịp thời.
Súng massage giúp cải thiện tình trạng căng cơ bắp chân vô cùng hiệu quả
Bài tập kéo dãn cơ bắp chân
Một số bài tập kéo căng cơ bắp chân có thể giúp giảm tình trạng căng cơ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để tránh tình trạng làm tổn thương nặng hơn, quan trọng nhất là bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên nghiệp trước khi thực hiện bất kỳ bài tập nào.
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn
Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể áp dụng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen (Advil, Motrin IB) hoặc naproxen (Aleve). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây ra hiện tượng "lờn thuốc" hoặc tình trạng phụ thuộc vào thuốc, đồng thời có thể gây hại cho gan, thận và dạ dày.
Chườm đá
Phương pháp chườm đá có tác dụng giảm đau ngay lập tức và giảm sưng một cách cục bộ. Đây là một trong những cách làm giảm căng cơ bắp chân phổ biến và đơn giản nhất. Cụ thể các bước thực hiện như sau:
- Bọc đá bằng khăn hoặc túi chườm lạnh, sau đó áp lên vùng cơ bắp chân bị căng cứng.
- Chườm liên tục trong khoảng 15-20 phút.
- Lặp lại quá trình chườm lạnh mỗi 2-3 giờ, cho đến khi triệu chứng căng cơ được cải thiện.
Chườm lạnh giúp giảm căng cơ bắp chân nhanh chóng
Một số lưu ý không nên làm khi bị căng cơ bắp chân
Sau đây là những lưu ý người bệnh cần biết khi gặp phải tình trạng căng cơ bắp chân:
- Không nên vận động quá mạnh: Khu vực cơ bị căng đau cần thời gian để phục hồi và nghỉ ngơi. Việc vận động mạnh và tập luyện cường độ cao chỉ làm tăng nguy cơ làm tổn thương cơ bắp.
- Không chườm nóng lên vết thương: Nhiệt độ cao có thể làm mất đi độ đàn hồi của cơ, làm yếu cơ bắp và tăng nguy cơ chấn thương. Tránh sử dụng dầu và rượu để xoa bóp vùng cơ đau.
- Tránh việc ngồi một chỗ quá lâu: Ngồi hoặc đứng ở một tư thế quá lâu, đặc biệt là đối với những người làm việc văn phòng, có thể gây căng cơ. Thay vào đó hãy đứng dậy, đi lại và thư giãn gân cốt mỗi giờ làm việc.
Luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe và khắc phục tình trạng căng cơ
Trên đây là thông tin về những cách giảm căng cơ bắp chân hiệu quả mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh cũng như các biện pháp giúp khắc phục tình trạng này.
5/5 - (9 bình chọn)