Tất tần tật thông tin cần biết về bệnh xương khớp ở người cao tuổi
Tất tần tật thông tin cần biết về bệnh xương khớp ở người cao tuổi
Người già thường phải đối mặt với nhiều căn bệnh khác nhau, trong đó có bệnh xương khớp ở người cao tuổi. Căn bệnh này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cũng như cản trở các hoạt động hằng ngày khi mắc phải. Bài viết sau đây sẽ mang đến những thông tin về bệnh xương khớp cũng như nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng tránh hiệu quả. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Tình hình bệnh xương khớp ở người cao tuổi hiện nay
Theo thống kê y tế hiện nay số lượng người cao tuổi mắc các bệnh về xương khớp đang tăng lên rất nhanh. Cụ thể có khoảng hơn 60% người trên 65 tuổi mắc các căn bệnh này. Đây là một căn bệnh đáng lo ngại vì gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động và cản trở nhiều quá trình sinh hoạt của người ở tuổi già.
Theo đó nữ giới là đối tượng dễ mắc phải các căn bệnh xương khớp hơn nam giới vì đa phần họ phải trải qua quá trình sinh đẻ khi còn trẻ. Bệnh nhức xương khớp ở người cao tuổi có thể diễn ra ở bất kỳ cơ quan nào trên cơ thể, bao gồm:
- Vùng tay: Khớp ngón tay, khuỷu tay, bắp tay,...
- Vùng chân: Khớp ngón chân, cổ chân, đầu gối, bắp chân hay vùng đùi.
- Vùng cột sống: Là vùng bị ảnh hưởng bởi các căn bệnh xương khớp nhiều nhất.
- Vùng cổ, vai, gáy.
- Vùng hông: Đau hông trái, hông phải.
Các bệnh xương khớp xảy ra ngày càng phổ biến ở người cao tuổi
Một số bệnh đau nhức xương khớp xảy ra ở người già
Một số căn bệnh đau nhức xương khớp thường xảy ra ở người lớn tuổi phải kể đến như:
- Thoái hoá khớp: Các vùng sụn khớp trong cơ thể sẽ bị bào mòn theo thời gian và tuỳ thuộc vào các hoạt động hằng ngày của người cao tuổi. Khi các vùng sụn này không còn thì các khớp sẽ dễ bị cọ sát với nhau dẫn đến tình trạng sưng, đau, thậm chí gai xương.
- Loãng xương: Tình trạng xương sẽ yếu dần nếu không được chăm sóc và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt ở người cao tuổi vùng xương sẽ dần yếu đi, độ dày của xương cũng thay đổi và trở nên mỏng hơn từ đó dẫn đến tình trạng xương dễ bị gãy khi có chấn thương.
- Viêm khớp: Hệ miễn dịch là tác nhân chủ yếu gây nên viêm khớp dạng thấp ở người cao tuổi. Vì lúc này các hệ miễn dịch xấu đã tấn công vào các vùng khớp nhỏ trên cơ thể gây đau nhức, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng biến dạng khớp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
- Thoát vị đĩa đệm: Bệnh diễn ra khi chất nhầy trong vùng đĩa đệm bị thoát ra và chèn ép các vùng tuỷ sống và dây thần kinh, gây nên tình trạng đau nhức dọc theo vùng xương lưng dưới.
Thoát vị đĩa đệm là 1 trong số những bệnh xương khớp phổ biến
Tại sao người cao tuổi thường mắc bệnh xương khớp?
Bệnh đau nhức xương khớp thường xảy ra ở người cao tuổi vì những nguyên nhân sau:
- Thừa cân: Người có cân nặng quá mức thường bị các vấn đề xương khớp khi các vùng khớp trên cơ thể bị chèn ép và không thể linh hoạt như bình thường.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các căn bệnh về xương khớp, đặc biệt là loãng xương khi về già do cơ thể không được cung cấp để chất dinh dưỡng để phát triển xương khớp toàn diện.
- Sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá là kẻ thù số 1 của cơ thể, trong đó cơ xương khớp vì các chất này gây tác động xấu và làm cản trở sự phát triển tự nhiên của xương khớp.
- Lười vận động: Việc lười vận động sẽ khiến máu không lưu thông tốt đến các vùng khác nhau trên cơ thể, khiến người cao tuổi thường mắc phải các bệnh xương khớp.
- Yếu tố di truyền: Xương khớp cũng có khả năng di truyền từ đời này sang đời khác vì thuộc vào 1 trong những yếu tố của gen.
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh xương khớp ở người cao tuổi
Cách điều trị bệnh xương khớp ở người cao tuổi
Bệnh xương khớp khi phát hiện cần được điều trị sớm để hạn chế những biến chứng lâu dài, cụ thể dưới đây là 1 số cách điều trị hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
Sử dụng thuốc đặc trị
Sử dụng thuốc là cách điều trị bệnh xương khớp ở người cao tuổi hiệu quả. Tuy nhiên cách làm này chỉ nên áp dụng khi tình trạng bệnh đang ở mức cơ bản và phải được sự phê duyệt của bác sĩ. Thông thường bác sĩ sẽ kê những đơn thuốc như bisphosphonate, acetaminophen, thuốc chống viêm hoặc các loại thực phẩm chức năng có chứa Vitamin D.
Bên cạnh đó khi sử dụng thuốc đặc trị người bệnh cũng không nên quá lạm dụng để tránh gây nhờn thuốc. Thay vào đó cần áp dụng thay đổi thói quen sinh hoạt để cơ thể được khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Tập vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là giải pháp trị xương khớp hiệu quả, đơn giản và nhẹ nhàng đang được bác sĩ khuyến khích. Hiện nay có 2 phương pháp trị liệu chính đang được áp dụng rộng rãi, cụ thể là:
- Trị liệu thụ động: Người bệnh sẽ được áp dụng các công cụ, máy móc nhằm hỗ trợ trong suốt quá trình trị liệu.
- Trị liệu chủ động: Người bệnh sẽ thực hiện các bài tập theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên ngành.
Trị liệu thường xuyên sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn từ đó cải thiện rõ rệt các tình trạng đau nhức xương khớp ở người cao tuổi.
Phẫu thuật xương khớp
Trong trường hợp người già bị các bệnh xương khớp với mức độ nặng hơn thì cần can thiệp phẫu thuật để loại bỏ những cơn đau này. Hiện nay với sự tiến bộ của y học thì các ca phẫu thuật có tỷ lệ phần trăm khá cao. Sau khi phẫu thuật bệnh nhân sẽ mau chóng lấy lại được sự linh hoạt khi các cơn đau giảm hẳn.
Bệnh xương khớp nên được điều trị sớm để tránh các biến chứng lâu dài
Giải pháp ngăn ngừa bệnh xương khớp hiệu quả
Để phòng ngừa khả năng mắc các bệnh xương khớp khi về già, bạn cần tham khảo và áp dụng ngay những giải pháp ngăn ngừa hiệu quả sau đây:
Massage mỗi ngày
Massage là liệu pháp an toàn, hiệu quả cho xương khớp, khiến các vùng xương khớp trên cơ thể được thư giãn và khỏe mạnh hơn mỗi ngày. Bạn có thể áp dụng các liệu trình này tại các cơ sở massage. Tại đây có các gói massage thư giãn như cổ vai gáy, massage vùng cánh tay, chân, lưng,..
Tuy nhiên để tiết kiệm chi phí hơn thì bạn có thể áp dụng việc sử dụng các loại đệm massage ngay tại nhà. Cụ thể dưới đây là 4 loại đệm massage đến từ thương hiệu VISPO mà bạn đọc có thể tham khảo và sử dụng:
- Đệm massage toàn thân VP-N20D: Được tích hợp 20 đầu bi, 10 động cơ và 9 mức độ massage giúp tác động chuyên sâu đến các vùng huyệt đạo trên cơ thể, giúp người dùng có cảm giác thư giãn nhất khi sử dụng. Ngoài ra máy còn được trang bị hệ thống nhiệt hồng ngoại cùng túi thảo dược nhằm hỗ trợ người dùng lưu thông máu tốt hơn cùng tính năng xông thảo dược thoải mái.
- Đệm massage toàn thân VP-N20N: Được tích hợp 16 đầu bi massage, 10 động cơ massage cùng 9 mức độ giúp người dùng dễ dàng sử dụng theo nhu cầu của riêng mình. Ngoài ra hệ thống nhiệt hồng ngoại và xông thảo dược sẽ hỗ trợ lưu thông máu, điều trị xương khớp hiệu quả. Đệm còn được trang bị thêm túi khí đặt tại vùng thắt lưng có tác dụng hỗ trợ nâng đỡ cột sống, kéo giãn các cơ và tăng độ linh hoạt cho xương khớp.
- Đệm massage toàn thân VP-N23D: Được trang bị 16 đầu bi cùng khả năng tạo nhiệt hồng ngoại, chế độ rung đa tần số giúp bạn có cảm giác thoải mái khi sử dụng nhờ vào phần nhiệt tỏa đều, tạo độ ấm vừa phải, dễ chịu. Đặc biệt sản phẩm còn tích hợp thêm chế độ massage chân riêng biệt với các bi đảo chiều có tác dụng hỗ trợ thư giãn vùng bắp chân, bàn chân và đùi hiệu quả.
- Đệm massage toàn thân VP-N21: Sử dụng động cơ 20 đầu bi cùng nhiều chế độ massage linh hoạt giúp tác động chuyên sâu vào nhiều vùng trên cơ thể, làm giảm đau nhức xương khớp nhanh chóng.Thiết kế máy khá đặc biệt khi nhô cao hơn ở vùng massage bắp đùi nhằm tăng hiệu quả xoa bóp. Bên cạnh đó hệ thống túi đa điểm cũng được đánh giá cao khi có tác dụng kéo giãn cơ vùng lưng hay vùng cột sống đến 180 độ, giúp hỗ trợ giảm mỏi lưng nhanh chóng.
Đệm massage toàn thân VP-N20D
Đệm massage toàn thân VP-N20N
Đệm massage toàn thân VP-N23D
Đệm massage toàn thân VP-N21
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Bạn nên thực hiện thói quen bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào mỗi bữa ăn để duy trì sức khỏe ổn định nhất. Đặc biệt các thực phẩm giàu Vitamin D rất cần thiết cho hệ xương khớp chắc khỏe. Do đó một số thực phẩm được bác sĩ khuyên ăn để ngăn ngừa bệnh xương khớp như cá hồi, cá trích, hàu, các loại hạt, tôm, nấm, lòng đỏ trứng, dầu cá,... Ngoài ra bạn cũng có thể dùng thêm các loại sữa hoặc thực phẩm chức năng có công dụng hỗ trợ Vitamin D dồi dào cho cơ thể.
Tập thể dục thường xuyên
Việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể linh hoạt hơn, hỗ trợ cải thiện sức khỏe, đặc biệt là các vùng xương khớp. Bạn nên tham gia 1 bộ môn thể dục yêu thích tùy theo nhu cầu và sở thích của mình. Điển hình như chạy bộ, cầu lông, bơi lội, bóng chuyền,... sẽ giúp ích rất nhiều vào việc duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh.
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể linh hoạt hơn, hạn chế các bệnh xương khớp
Chú ý đến tư thế khi hoạt động
Tư thế khi đứng, ngồi hay nằm đều sẽ tác động trực tiếp đến các vùng xương khớp trên cơ thể. Vì vậy bạn nên điều chỉnh để có được những tư thế chuẩn nhất, hạn chế tình trạng thoái hóa khớp xảy ra khi về già. Ngoài ra bạn cũng có thể tận dụng những dụng cụ hỗ trợ điều chỉnh tư thế như ghế ngồi, gối ngủ,... để tập làm quen với các tư thế đúng nhất.
Tư thế hoạt động hợp lý sẽ hạn chế thoái hoá khớp khi về già
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Bạn nên tập thói quen khám sức khỏe tổng quát định kỳ, cụ thể 6 tháng 1 lần hoặc 1 năm 1 lần để theo dõi cơ thể tốt nhất. Ngoài ra nếu trong quá trình thăm khám có phát hiện các căn bệnh thì bạn cũng có thể kịp thời chữa trị.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về bệnh xương khớp ở người cao tuổi - căn bệnh gây cản trở nhiều hoạt động ở tuổi già. Được biết căn bệnh này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó hiểu và nắm được cách ngăn ngừa đúng cách sẽ giúp bạn tránh xa căn bệnh này một cách hiệu quả nhất.
Nếu bạn đọc có thêm thắc mắc hay muốn tham khảo thêm nhiều thông tin về đệm massage tại VISPO thì hãy liên hệ ngay qua hotline 0966 390 189 để được tư vấn ngay nhé!
5/5 - (9 bình chọn)